KIỂM DỊCH THỰC VẬT

Theo thông lệ quốc tế, tất cả hàng hóa có nguồn gốc thực vật đều phải được kiểm dịch thực vật trước khi xuất hoặc nhập khẩu. Việc này nhằm tránh lây lan các mầm bệnh thực vật từ quôc gia này sang quốc gia khác. Tùy vào các quy định của mỗi quốc gia mà quy trình kiểm dịch thực vật có sự khác nhau.

 

Quy Trình Kiểm Dịch Thực Vật Tại Việt Nam

Quy Trình Với Hàng Xuất Khẩu:

Bước 1: Đăng ký tài khoản để làm kiểm dịch thực vật

Doanh nghiệp xuất khẩu lên đăng ký tại phòng đăng ký tài khoản mới của cơ quan kiểm dịch thực vật (CHI CỤC KIỂM DỊCH THỰC VẬT VÙNG), và sẽ được phát 2 mẫu gồm: mẫu thông tin đăng ký tài khoản (đợi 1 ngày để kích hoạt tài khoản) và phiếu đăng ký kiểm dịch thực vật.

Bước 2: Đăng ký đơn hàng cần kiểm dịch thực vật

Doanh nghiệp xuất khẩu đăng ký kiểm dịch thực vật trước 1-2 ngày tàu chạy với cơ quan kiểm dịch thực vật vùng.

Hồ sơ đăng ký sẽ gồm:

          1. Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu hoặc tái xuất khẩu (theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT)
          2. Bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu (trong trường hợp tái xuất khẩu);
          3. Hợp đồng mua bán hàng hóa (bắt buộc), vận đơn, invoice, packing list (nếu có);
          4. Giấy ủy quyền của chủ hàng (nếu bên đăng ký được chủ hàng ủy quyền).
  1.  

Các cá nhân và doanh nghiệp nên kiểm tra xem danh mục của sản phẩm thuộc vào loại nào, để ghi lên đơn đăng ký số tiền kiểm dịch trước.

Bước 3: Làm thủ tục kiểm tra lấy mẫu lô hàng cần kiểm dịch thực vật

Cơ quan kiểm dịch sẽ tiến hành kiểm tra lấy mẫu để xác định xem hàng có đủ điều kiện để xuất khẩu hay không.

Tùy mặt hàng xuất khẩu và yêu cầu của nước nhập khẩu mà cơ quan kiểm dịch sẽ tiến hành kiểm tra hàng hóa thực tế tại cảng, sân bay hoặc kho sản xuất. Cũng có thể yêu cầu kiểm tra đặc biệt về nhà máy sản xuất hay mã số vùng trồng.

Bước 4: Khai điện tử đơn hàng cần xuất khẩu

Doanh nghiệp xuất khẩu tiến hành khai báo thông tin lô hàng qua trang web của Chi Cục kiểm dịch vùng (thông tin nhà xuất khẩu, thông tin nhà nhập khẩu, tên hàng, số lượng, nước xuất xứ, các kiểm tra chuyên ngành đặc biệt,…)

Trong vòng 4 giờ làm việc cơ quan kiểm dịch sẽ gửi lại bản nháp chứng thư qua email cho doanh nghiệp.

Bước 5: Nộp hồ sơ hoàn chỉnh để lấy chứng thư kiểm dịch

Sau khi có bản nháp, tiến hành kiểm tra và xác nhận với nhà xuất khẩu/ nhà nhập khẩu. Nếu cần chỉnh sửa, thì sẽ sửa trực tiếp lên bản nháp rồi gửi bộ hồ sơ hoàn chỉnh lên chi cục kiểm dịch thực vật.

Nộp hồ sơ hoàn chỉnh cho cơ quan kiểm dịch thực vật gồm các thông tin sau:

            • Số tiếp nhận
            • Bộ hồ sơ ban đầu
            • Bản nháp chứng thư đã được khai báo qua mạng
            • Vận đơn (bill)
            • Invoice
            • Packing list
    •  

Bước 6: Tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ

Cơ quan kiểm dịch thực vật sẽ kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của bộ hồ sơ. Trường hợp bộ hồ sơ đã hợp lệ, cơ quan kiểm dịch sẽ cấp chứng thư gốc cho doanh nghiệp trong 24 giờ. Nếu hồ sơ không đầy đủ và hợp lệ thì yêu cầu doanh nghiệp bổ sung và hoàn thiện.

Bước 7: Cơ quan kiểm dịch thực vật sẽ bố trí địa điểm để kiểm dịch lô vật thể

Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ, cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định địa điểm kiểm dịch tại cơ sở sản xuất, nơi xuất phát, nơi bảo quản ở sâu trong nội địa hoặc cửa khẩu xuất và bố trí công chức kiểm tra ngay lô vật thể.

Việc kiểm tra lô vật thể được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 7 của Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT.

Quy Trình Với Hàng Nhập Khẩu:

Với hàng hóa nhập khẩu, quy trình kiểm dịch thực vật có các bước tương tự. Tuy nhiên tất cả các công đoạn kiểm dịch, các nghiệp vụ đều thực hiện tại cửa khẩu nhập. Điều này dẫn đến phát sinh nhiều chi phí, nên doanh nghiệp, người nhập khẩu cần lưu ý.

Quý khách hàng nên tư vấn bộ phận xuất nhập khẩu của phòng sale Golden Star hoặc gọi hotline 1900 077 716